Những thuật ngữ tín đồ đam mê cà phê cần biết

0
690

Bạn là một tín đồ cà phê nhưng khi nhắc đến aroma, body,… thì lại bối rối chẳng hiểu là gì? Hãy cùng VSCA điểm danh những thuật ngữ nên biết về cà phê, loại đồ uống phổ biến nhất thế giới này nhé.

Tín đồ đam mê thức uống kì diệu có màu nâu cánh gián, và mỗi sáng mai thức dậy không thể thiếu ly cà phê thơm lừng? Dưới đây là những thuật ngữ chuyên ngành về cà phê. Nếu bạn hiểu được hết tính chất, hương vị và những từ chuyên môn dưới đây, chứng tỏ bạn đã là cao thủ cà phê rồi đấy nhé!

  1. Acidity, Acidy, Acid- tính axit

Tính acit, cùng với flavor-hương vị, aroma-mùi và body-bề ngoài, là những khái niệm được sử dụng bởi những chuyên gia thử cà phê. Tính acid là vị chua nhẹ, có trong cà phê loại tốt.

Có 38 axit hữu cơ trong cà phê (HH Balzer, 2001); Phong phú nhất trong nhóm này sau axit chlorogenic là axit xitric. Ảnh: PrimeCoffee

Thuật ngữ này tương đương với độ pH, vị chua hay trong nhiều trường hợp còn là bất cứ thành phần nào trong cà phê gây nên chứng khó tiêu, hay trạng thái bồn chồn cho người uống.

  1. Aged coffee/ Vintage coffee

Liệu bạn có cảm nhận được cảm giác xưa cũ trong thuật ngữ này không? Đúng vậy, vintage coffee là loại cà phê được lưu trữ trong kho trong thời gian dài, lên tới vài năm. Vintage coffee có thể được tạo ra bằng cách vô tình hay có chủ ý. Vintage coffee có tính acid thấp hơn và tăng tính đầy đặn so với cà phê mới rang cùng loại.

  1. Aroma

Hai con đường mà mùi hương cà phê được ghi nhận bởi bộ não. Ảnh: PrimeCoffee

Là mùi hương thơm phưng phức ngửi thấy ngay của cà phê pha nóng (thường là espresso).

Cà phê loại tốt được làm từ cà phê tươi (hạt cà phê không để lâu sau khi rang) sẽ có mùi này nổi bật nhất.

  1. Balance

Là thuật ngữ dùng để chỉ hương vị cà phê, mà trong đó không có đặc tính nào vượt trội hơn so với những đặc tính còn lại.

  1. Barista

Barista phải là người am hiểu, có nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến café, đặc biệt là tính chất và đặc thù của các dòng cà phê. Ảnh: Internet

Là thuật ngữ của người Ý dùng để chỉ những người pha chế cà phê chuyên nghiệp, được đào tạo và có kinh nghiệm. Giống như thuật ngữ Bartender trong pha chế rượu. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều trường mở ra để dạy pha chế cà phê – Barista.

  1. Body

Là cảm giác về sự đầy đủ hay đầy đặn của cà phê khi uống cà phê. Đây được xem như là một tiêu chuẩn của các nhà rang xay cà phê và các chuyên gia pha chế. Để cà phê có được Body chuẩn thì gần như là các yếu tố đều phải chuẩn mực.

  1. Cherry

Thuật ngữ chung để chỉ quả của cây cà phê. Mỗi một cherry có hai hạt cà phê (bean) đều nhau.

  1. Cupping

Cuppers – là người tìm kiếm và đánh giá chất lượng của cà phê trên thang điểm 100. Ảnh: Internet

Là một quy trình được dùng bởi các chuyên gia thử nếm cà phê để đánh giá chất lượng của hạt cà phê (thường là ngay sau khi rang). Nhiều loại hạt được đem ra đánh giá, mỗi loại xay vào đổ vào các cốc khác nhau sau đó chế nước vào. Các chuyên gia lần lượt thử với nước nóng và nước lạnh.

  1. Clean

Là thuật ngữ trong quá trình thử cà phê (cupping), dùng để chỉ loại cà phê có hương vị nguyên chất, không pha tạp và không bị hỏng.

  1. Complexity

Thuật ngữ dùng để miêu tả loại cà phê mang đến cảm giác có nhiều lớp hương vị, và hương vị có sự thay đổi, luân chuyển, đồng thời mang đến cảm nhận về chiều sâu cũng như tính cộng hưởng.

  1. Crema

Lớp bọt màu nâu nhạt trên bề mặt của một cốc espresso được pha chế chuẩn từ loại hạt cà phê đạt chất lượng.

Lớp Crema mê đắm trên ly café espresso. Ảnh: Internet

Đây là thứ mà gần như đã trở thành một tiêu chuẩn đánh giá ly cà phê espresso, nếu lớp crema đạt chuẩn thì ly cafe espresso sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn, hấp dẫn đến nỗi người ta có thể ngồi ngắm mà không vội uống.

  1. Mild – Êm dịu

Là thuật ngữ thương mại dùng để chỉ loại cà phê Arabica có chất lượng cao. Ngược với nó là hard (cứng) hay inferior (kém).

  1. Richness

Là sự đầy đủ trong hương vị (flavour), sự đầy đặn (body) hay độ axit (acidity).

  1. Finish

Là cảm nhận về hương vị cà phê khi nuốt vào. Có nhiều loại cà phê mang đến ấn tượng tương đối khác nhau về cảm nhận khi nhấp ngụm đầu tiên và cảm nhận khi cà phê tràn trong miệng.

Vòng tròn hương vị cà phê. Ảnh: PrimeCoffee

Trên đây là bài viết ngắn gọn về một số thuật ngữ chuyên ngành cà phê mà chúng tôi tổng hợp và biên tập lại, trên thực tế còn có rất nhiều những từ ngữ, thuật ngữ mà tùy theo mỗi nền văn hóa cà phê, mỗi đất nước có cách sử dụng khác nhau.

Tổng Hợp

Đọc thêm nhiều bài hay về cà phê tại đây :  https://vsca.vn/?lang=vi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here