CÀ PHÊ ARABICA ĐẶC SẢN – TINH HOA TỪ VÙNG TÂY BẮC
Khi nhắc đến cà phê Việt Nam, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến Tây Nguyên. Không phải ai cũng biết loại cây này đã có mặt ở miền núi phía Bắc hơn một trăm năm nay và đang góp mặt không nhỏ vào bức tranh cà phê đặc sản của cả nước.
Bắt đầu từ những hạt mầm
Robusta (cà phê vối) và Arabica (cà phê chè) là hai loại cây cà phê phổ biến nhất thế giới. Tại Việt Nam, cà phê Robusta được trồng phổ biến hơn do điều kiện sinh trưởng phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Trong khi đó, Arabica với đặc tính ưa mát, với nhiệt độ môi trường lý tưởng từ 15-25 độ C và độ ẩm vừa phải, chỉ có thể trồng tại một vài khu vực nhất định, thường là vùng khí hậu ôn đới có độ cao trên 1000m.

Từ thế kỷ 19, người Pháp đã đưa giống cà phê Arabica tới vùng Tây Bắc sau khi nghiên cứu và nhận thấy lợi thế địa hình cũng như khí hậu nơi đây. Nhiều thập kỷ trôi qua, Điện Biên và Sơn La đã trở thành hai trong năm khu vực trồng cà phê Arabica trọng điểm của Việt Nam bên cạnh Lâm Đồng, Quảng Trị và Nghệ An. Tính riêng miền Bắc, hai tỉnh gộp lại tạo nên vùng sản xuất lớn nhất.
Tây Bắc với trọng điểm là vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil song trên thực tế, cà phê chè Tây Bắc không nổi bật trong ngành cà phê Việt Nam nói chung. Nhưng khi xét trên các yếu tố tự nhiên, Tây Bắc có tiềm năng rất lớn trong việc canh tác cây cà phê chè chất lượng cao, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng vào một “Specialty Coffee made in Tay Bac – Viet Nam”.
Vị trí địa lý
Là một trong ba vùng trồng cây cà phê chè (Cà phê Arabica) chè trên dãy đất hình chữ “S”. Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… mới đó mà nghe có vẽ phức tạp vì thực sự nước ta có địa hình quá phức tạp.

Sự phức tạp ấy được kết từ dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc Tây Hoàng Liên Sơn. Nó là một vùng núi thấp có độ cao từ 500 đến 1500m nằm khuất sau dãy núi đã hình thành một vùng khí hậu đặc trưng có thể trồng cà phê chè. Đặc trưng cho khu vực này phải kể đến 2 tỉnh Điện Biên & Sơn La. Nói kỹ hơn như sau:
Cà phê Arabica từ trước đến nay luôn có giá trị nhất trong các loại cà phê và được ưu chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Thế nhưng, ở Việt Nam loại cà phê này chưa được trồng phổ biến. Những nơi trồng nhiều cà phê Arabica phải kể đến Đà Lạt, Điện Biên, Quảng Trị và Sơn La. Trong đó, Sơn La hiện là tỉnh có sản lượng cà phê Arabica đứng thứ 2 Việt Nam. Tuy nhiên, người nông dân trồng cà phê ở Sơn La từng gặp nhiều khó khăn vì giống cây này khá “khó tính” và tại Sơn La lúc này chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.
Ðẩy mạnh thu hút đầu tư
Mặc dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhưng Tây Bắc dường như chưa có nhiều bứt phá. Ðể đưa sản phẩm nông nghiệp Tây Bắc trở thành hàng hóa, mang giá trị gia tăng có nhiều việc phải làm từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, khơi nguồn tiềm năng cho vùng Tây Bắc rất quan trọng.
Trong chương trình kết nối phát triển du lịch tám tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh đã cam kết mở sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp. Hội nghị xúc tiến đầu tư của các tỉnh đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến tiêu thụ nông sản. Thông qua du lịch quảng bá hình ảnh văn hóa, miền đất, con người, sản phẩm đặc sản của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh Sơn La chủ trương chuyển hướng sản xuất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ðịnh hình các vùng nguyên liệu tập trung, với quy mô: Cà-phê 14 nghìn ha. Ðể giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Sơn La điều chỉnh cơ chế chính sách không hỗ trợ giống cây con một cách đơn lẻ như trước mà thông qua các doanh nghiệp lớn, có uy tín đầu tư liên kết “bốn nhà” thành chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

Nhờ làm tốt công tác quảng bá thu hút đầu tư, đến nay lĩnh vực nông nghiệp của Tây Bắc có nhiều khởi sắc. Tại hội nghị thu hút đầu tư năm 2017, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 26 dự án, tổng vốn đăng ký 8.560 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ cam kết đầu tư 17 dự án, tổng vốn khoảng 14.932 tỷ đồng. Ðiều đó cho thấy, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá thu hút đầu tư của Tây Bắc đang có sự chuyển động mạnh mẽ, đúng hướng. Cùng với việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, việc làm nêu trên như “cú huých” động viên, khích lệ người nông dân Sơn La khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. So với nhiều địa phương khác, hai tỉnh Lai Châu, Ðiện Biên là những địa bàn còn nhiều khó khăn, nhận thức của đồng bào các dân tộc hạn chế, sản xuất manh mún, chưa có những sản phẩm mang thương hiệu khu vực hoặc quốc gia, giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp,… Mặc dù vậy, ở địa phương cũng đã tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ nông dân theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Bức tranh về sản xuất nông nghiệp nói chung, và ngành hàng cà phê nói riêng ở vùng Tây Bắc với những gam màu sáng, tối còn đan xen. Tiềm năng rất lớn, nhưng cà phê đặc sản vùng Tây Bắc vẫn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, nhất là chính sách về ứng dụng khoa học – công nghệ, tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa người dân với nhà đầu tư và Nhà nước. Ðó chính là chìa khóa mở cánh cửa để sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc nhanh chóng hội nhập với cả nước và quốc tế.
Đọc thêm về cà phê Việt Nam tại đây nhé: https://vsca.vn/category/ca-phe-viet-nam/?lang=vi
Nguồn: Tổng hợp