GUATEMALA – CÀ PHÊ KIỂU TRUNG MỸ

0
544

GUATEMALA – CÀ PHÊ KIỂU TRUNG MỸ

Là một quốc gia thuộc Trung Mỹ, Guatemala có nhiều điều đáng chú ý hơn cà phê rất nhiều bao gồm nhiều địa chỉ nằm trong danh sách Di sản thế giới được UNESCO công nhận như công viên quốc gia Tikal, thị trấn Antigua… Song tại Guatemala, lĩnh vực nông nghiệp chiếm một phần tư Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hai phần ba xuất khẩu và một nửa lực lượng lao động. Trong đó Cà phê là một phần quan trọng trong ngành nông nghiệp Guatemala.

Điểm nhấn của cà phê Trung Mỹ

Một phần nhờ khí hậu, độ cao, kỹ thuật canh tác, và lựa chọn giống cà phê phù hợp, cà phê Trung Mỹ chứa hàm lượng axit cao (nhiều vị táo hơn Guatemala, vị cherry tương tự ở Mexico), và khá smooth, mịn màng, vị đường nâu ngọt nhẹ, đôi lúc ngọt như sôcôla và béo như lớp vỏ bánh flaky. “Cân bằng” là từ thường được dùng để miêu tả hương vị cà phê Trung Mỹ, vị trái cây nhẹ nhàng cộng với vị cacao  và hương gia vị tổng hợp.

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Guatemala là vào khoảng những năm 1750. Nhưng mãi vào  năm 1871 cà phê ở Guatemala mới có bước chuyển mình đầy dữ dội.

Vì vậy, đến năm 1880, cà phê đã chiếm khoảng 90% xuất khẩu của Guatemala. Các vùng trồng cà phê chủ yếu là San Marcos, Acatenango, Atitlan, Coban và đặc biệt là cao nguyên Huehuetenango. Đây là một trong những vùng nổi tiếng ở Guatemala, cao nguyên Huehuetenango với ngọn núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp cho trồng cà phê. Nơi này có lẽ là nơi lệ thuộc nhiều nhất vào cà phê làm hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thật sự đáng kinh ngạc ở đây.

Bệnh gỉ sắt từng là vấn đề của cà phê Guatemala

Mặc dù phải đối mặt với vô số trở ngại xuyên suốt chặng đường phát triển, từ sự phân biệt chủng tộc lâu đời, tình trạng bất ổn xã hội do suy thoái kinh tế toàn cầu, đến các cuộc đảo chính của chính phủ, cải cách ruộng đất bất thành, hàng ngàn người bị cuốn vào nội chiến và thảm sát… Thì sản lượng cà phê của Guatemala vẫn đạt đỉnh điểm vào đầu thế kỷ 21 với khoảng 5 triệu bao, tuy nhiên, sản lượng giảm 1/3 chỉ vài năm sau đó (xuống còn 345.000 bao trong năm 2004) khi giá cà phê giảm mạnh. Giá cà phê rớt mạnh đã làm tăng các điều kiện vốn rất khó khăn của nông dân canh tác cà phê tại Guatemala.

Nếu tại Brazil sương muối là vấn đề lớn của ngành cà phê, thì cà phê Guatemala cũng có một vấn đề lớn khác tên là bệnh gỉ sắt trên lá cà phê. Nguyên do của sự tuột hạng cà phê Guatemala trên thị trường thế giới là vì đầu từ năm 2012 và kéo dài trong nhiều năm sau đó, một đợt bộc phát bệnh gỉ sắt đã trở thành ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất cà phê trong nước, làm giảm 25% sản lượng và khiến chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Nông dân đã cố gắng kết hợp các biện pháp xử lý hóa học và hữu cơ, tỉa cành, giảm cây che bóng và thay thế các giống cà phê Arabica mẫn cảm như Bourbon, Caturra và Catuai với nhiều giống kháng bệnh tốt hơn.

Các liên minh cà phê Guatemala

Từ không ít các khó khăn và trở ngại, Guatemala đã có cho mình những liên minh mạnh mẽ đang nỗ lực vì mục tiêu gia tăng sinh kế một cách bền vững của người nông dân tham gia vào ngành cà phê nước này, nổi bật nhất có thể kể đến Hiệp hội cà phê quốc gia (Anacafé) và Liên đoàn tiếp thị cà phê đặc biệt của Guatemala (FECCEG).

Anacafé – Asosiación Nacional del Café được thành lập từ năm 1960, và vận hành như một tổ chức tư nhân với nguồn quỹ độc lập. Anacafé hiện đang đại diện cho hơn 125 nghìn gia đình của những người trồng cà phê từ khắp Guatemal, thực hiện các thử nghiệm và nghiên cứu khác nhau nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất, quảng bá sản phẩm (xem thêm về Anacafé).

Một trong những vai trò quan trọng của Anacafé là thành lập thương hiệu Cà phê Guatemala, và xác định tám vùng cà phê với khẩu hiệu “Lựa chọn cầu vồng” (A Rainbow of Choice) bao gồm: Acatenango Valley, Antigua,  Atitlan, Rainforest Coban, Fraijanes Plateau, Cao nguyên Huehue, New Oriente và Vùng núi lửa San Marcos.

Trong khi đó, Liên đoàn tiếp thị cà phê đặc biệt của Guatemala (FECCEG), là một hợp tác xã cấp hai bao gồm 12 hợp tác xã sản xuất nhỏ ở Tây Nguyên của Guatemala (khu vực này bao gồm các bộ phận của Chimaltenango, Huehuetenango, Quiché, Sololá, San Marcos và Quetzaltenango). Tổng cộng, FECCEG đại diện cho 1.943 nông dân nhỏ, trong đó 529 là phụ nữ. Bảy mươi phần trăm thành viên phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính 

Các vùng trồng cà phê chính tại Guatemala

Cà phê Guatemala thường được truy xuất nguồn gốc từ nông trại, hoặc đến một nhóm hợp tác hoặc nhà sản xuất. Trong khi một số vùng ở Guatemala hiện đã được bảo hộ về nguồn gốc xuất xứ, quốc gia này có lịch sử lâu đời về truy xuất nguồn gốc và các cơ sở sản xuất cà phê chất lượng cao vì nhiều nông dân có nhà máy chế biến ướt cà phê của riêng họ.

Antigua

Antigua có lẽ là vùng sản xuất cà phê nổi tiếng nhất ở Guatemala, và là một trong những vùng nổi tiếng nhất trên thế giới. Khu vực này được đặt tên theo thành phố Antigua, nổi tiếng với kiến ​​trúc Tây Ban Nha và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khu vực này đã đạt được Chứng nhận Xuất xứ vào năm 2000 với tên gọi là “Cà phê Antigua Chính hiệu” (tức “Genuine Antigua Coffee“), sau khi thị trường mất giá do cà phê được dán nhãn là Antigua giả mạo.

Điều này đã ngăn chặn việc cà phê từ các nguồn gốc khác được bán dưới tên Antigua, nhưng cũng không ngăn được hành vi giả mạo mang anh đào từ các vùng khác đến Antigua để chế biến.

Antigua có khí hậu nhiều nắng, ít mưa hơn các vùng khác, và còn được bao quanh bởi ba ngọn núi lửa lớn là Agua, Fuego và Acatenango. Đất núi lửa giúp giữ lại độ ẩm tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cây cà phê. Cà phê Antigua được xem là có được những phẩm chất điển hình của cà phê Guatemala.

Atitla

Atitlan là hồ sâu nhất ở Trung Mỹ với độ sâu tối đa khoảng 340m, diện tích bề mặt của nó hơn 130 km2. Khu vực trồng cà phê Atitlan bao quanh Hồ Atitlan ở Guatemala nằm dưới chân ba ngọn núi lửa phía nam hồ Atitlan. Khác với Antigua khu vực này nhận được lượng mưa lớn quanh năm những cây cà phê phát triển trên đất núi lửa màu mỡ nên cho hương vị phong phú hơn.

Đây là một trong những khu vực nổi tiếng của Guatemala, và cách phát âm cũng khá thú vị (nói chung là “way-way-ten-an-go”) Tên dịch từ tiếng Nahautl là “nơi ở của người xưa” hoặc “nơi của tổ tiên”. Khu vực này có những ngọn núi không núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp để trồng cà phê. Huehuetenango vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cà phê như một mặt hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thực sự đáng kinh ngạc được sản xuất ở đây.

Huehuetenango nằm cận biên giới Mexico, tận hưởng được các luồng gió nóng từ đồng bằng Tehuantepec của Mexico’s nên cây cà phê ở đây dù sinh trưởng rất cao những cũng không bị ảnh hưởng bởi sương muối.

Nuovo Oriente

Là một khu vực nhỏ ở rìa phía đông của đất nước dọc biên giới Honduras , có độ cao trong khoảng 1.300 – 1.600 mét. Khí hậu của tại đây nhiều mưa nhiều hơn các vùng khác, nhiệt độ tương đối ổn định và ánh sáng mặt trời vừa phải, rất thuận lợi cho cây cà phê

Mặc dù có quy mô tương đối nhỏ, nhưng các vùng sản xuất cà phê Guatemala lại có tính chất khu vực đặc trưng rất riêng biệt, do chịu ảnh hưởng bởi giống cà phê và khí hậu. Bên cạnh đó các yếu tố địa lý, xã hội cũng vô cùng thú vị. Kết tinh những tinh túy đắt giá nhất từ vùng đấy Trung Mỹ đã đọng lại trong lòng những dân sành cà phê một vị hương lưu luyến khi nhắc đến cà phê Guatemala. 

Nguồn: Sưu tầm

Đọc thêm tại đây: https://vsca.vn/?lang=vi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here