PHƯƠNG PHÁP PHA CÀ PHÊ 500 NĂM TUỔI
Người ta cho rằng cà Phê xuất hiện lần đầu tiên ở Ethiopia – nôi của văn hoá cà phê thế giới, nơi cà phê hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng. Cách pha cà phê của người Ethiopia cũng được coi là cách pha cà phê cổ xưa nhất vào khoảng những năm 1650. Nhưng không ai biết rằng có một phương pháp pha cà phê khác cũng xấp sỉ 500 năm tuổi…
Một phương pháp pha cà phê độc đáo
Robert Forsyth là một chuyên gia có hơn 40 năm làm việc và nghiên cứu về cà phê. Ông trong vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Cà phê đặc sản Úc, người đã được trao nhiều giải thưởng vì có nhiều kiến thức sâu rộng về cà phê và các phương pháp pha chế cà phê. Robert luôn coi giáo dục, thực hành và các nguyên tắc pha chế là một phần quan trọng của sản phẩm cà phê và văn hóa xung quanh nó.
Trong quá trình nghiên cứu, Robert phát hiện ra cách đây 500 năm có một phương pháp pha cà phê lâu đời nhất thế giới được hình thành, nó thực sự tác động tới tiến trình lịch sử của pha chế cà phê và còn ảnh hưởng trong nhiều năm tới bởi mức độ phổ biến và độ dày văn hóa mà nó bao hàm.
Trong suốt thế kỷ 16, phương pháp pha chế này được coi là một phương pháp cách mạng và người tiêu dùng hoan nghênh trong quá trình đam mê cà phê, loại thức uống hoàn hảo nhất của con người.
Đó chính là kiểu pha cà phê thông qua một dụng cụ truyền thống gọi là cái “ibrik” phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, một số nước Đông Âu và Trung Đông. Một cái bình đựng làm bằng đồng đỏ và đồng thau, hình một cái phễu lộn ngược và bị cắt cụt, có tay cầm cách nhiệt rất dài.
Trước hết người ta đun nước sôi liu riu nhỏ lửa trong cái ibrrik, sau đó người ta nhấc ibrik ra và cho cà phê xay cực mịn vào, cho cả đường và nhiều khi cả một số loại hương liệu khác như là bạch đậu khấu hoặc đinh hương.
Cafe sẽ được đun trên một chiếc chảo cát được đun cho nóng đều bằng một lò lửa bên dưới. Sau đó, họ sẽ ấn nhẹ cốc đun vào cát đang nóng sao cho 2/3 cốc đun bị chìm trong cát. Khi thấy cafe sôi, nổi bọt thì phải nhấc lên ngay cho nguội bớt rồi lại vùi vào cát. Khi cafe có bọt quá nhiều thì họ rót bớt bọt ra, tiếp tục đun để cafe sánh đặc lại. Quá trình này có thể lặp lại 2 – 3 lần trước khi rót ra cốc.
“Nguyên tắc này có từ khoảng 500 năm trước, khi người Ottoman chuyển cà phê của họ sang Anh, cùng lúc nó chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác.” Theo Robert. “Trước khi phương pháp ibrik ra đời, cách pha cà phê truyền thống là việc ngâm nước để ngấm cà phê đã xay, một quá trình kéo dài 5 giờ. Phương pháp này quá tốn thời gian. Và nếu đun lâu cà phê sẽ bị đắng. Trong khi đó, phương pháp ibrik đã đưa ra một cách vừa kiểm soát việc đun nước vừa giảm cặn và cà phê không bị đắng. “Tất cả những gì cần là nồi ibrik, một nguồn nhiệt và những chiếc cốc”.
Vị chuyên gia cà phê cho rằng điểm đặc biệt nhất ở phương pháp pha chế ibrik chính là việc được thưởng thức những hạt cặn siêu mịn. Theo ông, kiểu pha chế cà phê espresso hoặc cà phê lọc, sẽ không có cặn lắng nhưng với ibrik những hạt cặn lắng được xay rất mịn. Ông ví cái miệng của mỗi con người như một cái hố khổng lồ luôn thèm khát cà phê thì những hạt siêu mịn sẽ là thứ lấp đầy sự thèm khát đó.
Sự độc đáo nhất ở phương pháp pha cà phê này chính là việc bạn có thể được thưởng thức tất cả sự trọn vẹn của hạt cà phê mà không phương pháp nào có được. Bạn chỉ cần đun sôi và có tất cả!
Hơn cả một cách pha chế
Theo Robert Forsyth cách pha cà phê truyền thống cách đây 500 năm là ủ từ từ trên than củi. Ngày nay, phương pháp này vẫn tiếp tục được thực trong gia đình mang tính chất nghi lễ dành cho những vị khách đặc biệt.
Hơn nữa trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê kiểu ibrik cũng được coi như một nghi thức quan trọng khi một người đàn ông cầu hôn một người phụ nữ. “Cô gái sẽ pha cà phê, pha cà phê ngon cho bố mẹ chồng, nhưng đối với chú rể, cô ấy sẽ pha cà phê muối hoặc pha cà phê đắng”. “Những gì chú rể nói ngược sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân của họ về lâu dài, vì nếu chú rể nói, ‘cà phê này thật kinh tởm’, điều đó có nghĩa là anh ấy không phải là người kiên nhẫn. “Một chú rể tốt nên nói, ‘ngon quá’, ngay cả khi nó đầy muối! Điều đó có nghĩa là họ sẽ có một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc và cuối cùng họ có thể cười ra nước mắt trong hạnh phúc.”
Hoặc tại quốc gia này thì cà phê ibrik Thổ Nhĩ Kỳ còn gắn liền với phương pháp bói toán rất phổ biến tại đây. Nơi các hình dạng còn lại của bã cafe sẽ đại diện cho quá khứ và tương lai của người uống. Do đó, sau khi bạn uống xong tách cafe, bạn sẽ thấy lớp bã dày xuất hiện bên dưới. Khi điều này xảy ra bạn hãy đóng cốc bằng dĩa, thực hiện một điều ước và lật nó lại. Sau khi cốc đã nguội, các Falci (thầy bói) sẽ đọc được các hình dạng đó.
Phương pháp uống cà phê độc đáo này cùng nền văn hóa lâu đời đã tạo ra một phương pháp pha chế lan tỏa sang nhiều khu vực ở châu Âu. Theo Robert, một tìm kiếm trực tuyến về ‘cà phê Thổ Nhĩ Kỳ’ sẽ đưa ra bốn hoặc năm tên khác. Nếu nó được pha chế ở Thổ Nhĩ Kỳ, nó được gọi là ibrik. Pha chế ở Hy Lạp, nó có thể được gọi là briki…Đó là cái tên quốc gia hoặc khu vực đó gọi về “chiếc nồi nhỏ”. Thực chất đó là một văn hóa pha cà phê của một nền văn hóa độc đáo và có bề dày mấy trăm năm.
Câu chuyện chia sẻ của Robert Forsyth có thể bạn đã thấy và trải nghiệm vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nằm trong top đầu các quốc gia tiêu thụ và có nền văn háo cà phê độc đáo nhất thế giới. Nhưng điều vị chuyên gia này muốn nói ở đây chính là việc chưa thể nhất quán rằng ở đâu có cách pha chế cà phê lâu đời nhất thế giới. Vì cà phê là văn hóa của một quốc gia, và một quốc gia có văn hóa cà phê luôn là quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời. Quốc gia nào cũng tự hào về điều này, cũng như luôn tự hào về văn hóa cà phê của quốc gia họ.
Với Thổ Nhĩ Kỳ và ai yêu quý cách pha cà phê ibrik thì đó là lịch sử của cả 500 năm không ai chối cãi được.
Đọc thêm nhiều bài hay về cà phê tại đây: https://vsca.vn/?lang=vi